Cách kiểm tra sò lạnh sống hay chết một cách chính xác nhất rất cần thiết trong công việc sửa chữa tủ lạnh. Vì đa số tủ lạnh không lạnh hoặc lạnh ít thường do lỗi này.
Bạn đang bị vấn đề hư sò lạnh, sò nóng nhưng không biết cách kiểm tra chính xác nhất? Bài viết dưới cho bạn hiểu rõ về nó.
1. Cách kiểm tra sò lạnh sống hay chết
Sò lạnh là linh kiện trong bộ phận xả đá và khá quan trọng trong hệ thống làm lạnh của tủ. Để kiểm tra, sau đây là cách nhận biết nó sống hay chết một cách chính xác mà các bác thợ hay làm.
1.1 Kiểm tra bằng đồng hồ VOM
Để kiểm tra sò lạnh chính xác bằng cách này thì phải cho nó vào trong chậu đá, ngâm khoảng 45 đến 60 phút. Sau đó bạn dùng đồng hồ chỉnh thang đo điện trở X1. Cho 2 thanh đo của đồng hồ vào 2 đầu sò, nếu thấy thang đo lên ôm là sống, còn không thì đã chết.
Tuy nhiên, nếu muốn an tâm hơn thì bạn nên để sò lạnh ra ngoài chậu đá khoảng 15 phút rồi đo lại. Lần đo này nếu thấy thang đo lên là bị chập (hỏng).
Nhược điểm của cách đo này chờ đợi lâu, thợ ít dùng cách này vì tốn thời gian.
1.2 Kiểm tra bằng giác quan
Cách này rất hữu hiệu, nhanh, không tốn thời gian như cách trên. Để kiểm tra sò lạnh sống hay chết hãy nhìn vào sò lạnh. Cảm biến nhiệt độ âm được bảo vệ bằng một lớp màng nhựa dày, nước không vào được.
Sò lạnh còn sống là lớp màng này còn trong, đã chết khi thấy có đọng nược hoặc bị mờ đục lớp màng.
Cách kiểm tra này rất nhanh chóng phải không các bạn. Nhưng nếu tủ lạnh của bạn bị không đông đá hoặc lạnh yếu nó còn cần kiểm tra các linh kiện khác như: cầu chì (sò nóng), điện trở đốt nóng,… Bạn có thể đọc các mục dưới để hiểu kĩ hơn về cảm biến nhiệt độ âm.
2. Tìm hiểu về sò lạnh – Cách kiểm tra sò lạnh sống hay chết
Sò lạnh có cách gọi mà thợ điện lạnh hay dùng là rờ le xả tuyết nó thường nằm ở phía sau ngăn đá của tủ. Sò lạnh phải được kẹp vào dàn lạnh để phát hiện lớp tuyết phủ đầy trên dàn lạnh.
Ở nhiệt độ bình thường thì tiếp điểm sò lạnh thường hở (dùng đồng hồ đo, để thang đo thông mạch), tiếp điểm sò lạnh chỉ đóng khi đạt nhiệt độ âm.
2.1 Tác dụng của sò lạnh (cảm biến nhiệt độ âm)
Sò lạnh, Nó có tác dụng đóng ngắt dòng điện vào bộ phận xả đá. Khi đang ở trạng thái bình thường nó sẽ hở mạch, không cho dòng điện chạy qua.
Khi ngăn đông tủ lạnh bị đông đá nhiều, lúc này cảm biến nhiệt độ âm đóng mạch điện. Dòng điện sẽ chạy qua sau đó cấp điện cho bộ phẩn xả băng. Thời gian xả băng tùy thuộc vào từng loại tủ lạnh, xả băng xong nó sẽ ngắt mạch tất nhiên điện sẽ không vào bộ phận xả đá.
2.2 Cấu tạo sò lạnh – Cách kiểm tra sò lạnh sống hay chết
Hiện tại, các tủ lạnh đời cũ thường dùng sò lạnh. Linh kiện này có 2 hình dạng: tròn, vuông. Có cấu tạo thực chất là tấm bán dẫn, có tính chất làm lạnh một mặt, mặt nóng mặt còn lại.
Miếng bán dẫn nhỏ, nhẹ có công suất mạnh (50W) giúp hút nhiệt mặt. Nó có chữ kí hiệu phía trên và thải qua bề mặt bên kia. Có 2 đầu dây điện âm dương. Nếu đặt vào 2 đầu dây 1 điện áp lớn khiến bề mặt bên kia rất nóng mà không có tản nhiệt đủ thì miếng bán dẫn này sẽ bị hỏng do quá nhiệt.
2.3 Quá trình hình thành băng tuyết của tủ lạnh
Ngăn lạnh phải có nhiệt độ âm mới có thể bảo quản được thực phẩm như thịt, cá. Do vậy, nhiệt độ trên bề mặt dàn lạnh phải có thể làm được đá. Cách kiểm tra sò lạnh sống hay chết chúng ta phải tháo nó ra từ ngăn lạnh này.
Sau thời gian làm lạnh nhất định, tủ đã đủ độ âm cho phép, tủ lạnh sẽ chuyển mạch điện sang chế độ xả đá để làm tan chảy băng đá trên dàn lạnh giúp cho quá trình làm lạnh được hiệu quả hơn khi luồng gió đi qua dàn lạnh được trao đổi nhiệt tốt hơn.
Như vậy qua bài viết này cho chúng ta hiểu được công dụng, cấu tạo của sò lạnh. Ngoài vấn đề về sò lạnh, nêu tủ bạn bị hỏng thì nên gọi thợ tới kiểm tra. Vì trong tủ còn có các linh kiện khác kèm theo nó trong bộ xả đá.
Chú ý tủ lạnh của các hãng khác nhau có linh kiện thay thế riêng. Do vậy, khi thay thế bạn nên hết sức cẩn thận và chú ý. Cuối cùng, cách kiểm tra sò lạnh sống hay chết dễ đúng không? Chúc các bạn thành công!